Sự hồi phục của làng nghề cau

Thân em rơi rụng ven bờ

Ngẩn ngơ mua nắng dật dờ tả tơi

VFBC thật tuyệt vời

Nâng em thành quạt thảnh thơi bao người

Bện em túi xách mo tươi

Đêm ra chợ bán mua mười đồng rau

Nghĩ đời cũng lắm điều hay

Vứt đi thì rác ,khéo tay giúp đời

Cây cau xưa nay Làng cổ trồng để làm bờ rào xen kẻ bởi những hàng chè tàu xanh biếc và những bậc thang bằng đá rêu phong che phủ trên những con đường làng của Lộc Yên, những ngôi nhà cổ có từ mấy trăm năm,cây cau chỉ là hái trái để cho các cụ ăn trầu.Tôi còn nhớ lúc còn nhỏ ba mẹ tôi ra vườn lượm tàu cau rồi lọt cái vỏ và cái ruột ra riêng, dùng cái ruột để gói cơm mang kèm theo với muối đậu rang thơm lừng,để lên nương làm rẫy,rồi mẹ lấy tàu cau làm chổi quét nhà ,mo cau làm các vật dụng để đựng gạo ,gào múc nước,thau rửa chén ,chằm đài uống nước chè xanh ai cũng thích thú vô cùng,và đặt biệt là uống nước bằng mo đài với nước màu vàng của chè xanh mùi thơm hấp dẫn ,ai đến Lộc Yên không nên bỏ lỡ.

Đến ngày đất nước phát triển sản phẩm mo cau đã có hàng nhựa thay thế ,như vậy là mo cau không còn sư dụng và người dân đốt đi không thì tăng phát thải quá nhiều .

Nhưng rồi số phận làng Lộc Yên đã thay đổi diện mạo trở lại như xưa ,đó là nhờ dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ và anh Lê Bá Ngọc phó chủ tịch hiệp đã mang nguồn cảm hứng từ chiếc mo cau đưa ra ý tưởng tuyệt vời sử dụng sản phẩm từ chiếc mo cau rơi rụng ngoài vườn mà từ lâu người dân đã bỏ quên ,làm ra những sản phẩm thời trang mo cau như là túi xách,mũ ,khay đựng,chậu hoa,hoa mo cau,mũ ,trang sức mo cau,sọt rác,v.v..đến nay làng Lộc Yên đã trở thành một làng nghề thủ công mỹ nghệ từ chiếc mo cau,nguyên liệu bản địa rất dồi dào yên tâm cho người dân sản xuất.