Học hỏi không ngừng..

Các chị trong hợp tác xã không ngừng học hỏi, sáng tạo ra nhiều mẫu khác nhau rất đẹp. Mọi người đều rất nhiệt tình, và yêu thích việc học, có những chị có con nhỏ còn bồng con đến lớp học luôn. Mình học của thầy bao nhiêu rồi tìm thêm trên mạng đan mẫu rồi chỉ cho các chị. Nhiều chị tiếp thu rất nhanh và còn tự nghĩ ra nhiều sản phẩm khác như bình hoa các loại được các nhà tiêu thụ đánh giá rất cao, được đưa đi giới thiệu bên châu Âu

Sự hồi phục của làng nghề cau

Nhưng rồi số phận làng Lộc Yên đã thay đổi diện mạo trở lại như xưa ,đó là nhờ dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ và anh Lê Bá Ngọc phó chủ tịch hiệp đã mang nguồn cảm hứng từ chiếc mo cau đưa ra ý tưởng tuyệt vời sử dụng sản phẩm từ chiếc mo cau rơi rụng ngoài vườn mà từ lâu người dân đã bỏ quên ,làm ra những sản phẩm thời trang mo cau như là túi xách,mũ ,khay đựng,chậu hoa,hoa mo cau,mũ ,trang sức mo cau,sọt rác,v.v..đến nay làng Lộc Yên đã trở thành một làng nghề thủ công mỹ nghệ từ chiếc mo cau,nguyên liệu bản địa rất dồi dào yên tâm cho người dân sản xuất.

Một công việc mới..

"Tôi r​ất vui được tham gia để có được công ăn việc làm nhẹ nhàng cho người phụ nữ, đỡ phải làm công việc nặng nhọc như lên rừng làm nương rẫy. Đến nay các chị đã đan sản phẩm mo cau rất thành thạo và đã bán ra ngoài thị trường cho các nơi có du lịch, như là Hội An, Đà Nẵng, và đặt biệt hơn là bán cho khách đi du lịch tại quê hương đó là Làng cổ Lộc Yên."

Hành trình của Hợp tác xã

​Cây cau xưa nay ở Quảng Nam nhiều vô cùng, được người dân tận dụng làm đồ nội thất ơ mọi nơi. Thế nhưng, đến ngày đất nước phát triển, mo cau dần bị thay thế bởi nhựa. Chính vì vậy, mo cau không còn được sử dụng và người dân phải dốt đi nếu không cây sẽ mọc ngày càng nhiều Nhưng rồi nhờ dự án quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ và Vietcraft, HTX Cau xanh đất Quảng ra đời. Trải qua nhiều khó khăn, hợp tác xã vẫn cùng nhau cố gắng vì 1 tương lai có thể mang những sản phẩm mo cau đến với mọi nhà Ngày 16/9/2022, tổ hợp tác có tên gọi là tổ hợp tác phát triển mo cau Tiên Cảnh có 42 chị tham gia đều là hội viên phụ nữ của xã Tiên Cảnh. Đến ngày 11/8/2023 đã nâng cấp thành HTX có tên gọi là HTX cau xanh Đất Quảng. Hiện nay HTX tham gia được 20 thành viên các chị là hội viên phụ nữ không có công việc ổn định.